Thứ Tư, Tháng Mười Hai 4, 2024
spot_img
HomeTin tức vận chuyểnXu hướng vận tải hàng hoá toàn cầu trong tương lai

Xu hướng vận tải hàng hoá toàn cầu trong tương lai

Nghiên cứu của ITF – Diễn đàn giao thông vận tải quốc tế cho thấy, nhu cầu vận tải hàng hoá toàn cầu sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong ba thập kỷ tới. Xu hướng phát triển này càng thể hiện rõ ràng hơn khi dịch Covid xảy ra. Đẩy mạnh nhu cầu vận tải giúp đẩy mạnh luồng lưu thông hàng hoá, phát triển ổn định lại nền kinh tế. Theo dự báo, nhu cầu vận tải quốc tế có thể tăng gấp ba lần vào năm 2050.

Bài viết dưới đây của Dichvuvantainoidia.com sẽ phân tích tầm quan trọng của vận tải hàng hoá và xu hướng phát triển của dịch vụ này tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

1. Vận tải hàng hoá là gì và tầm quan trọng trong Logistics?

Hiểu một cách đơn giản, vận tải hàng hoá là hoạt động giao nhận, vận chuyển hàng hoá từ nơi gửi đến nơi nhận hàng thông qua nhiều phương thức khác nhau (đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không hoặc kết hợp).

Các hoạt động này được thực hiện và bảo đảm cam kết thông qua các giao kết kinh tế (hợp đồng).

Vận tải hàng hoá được coi là “nguồn máu” nuôi dưỡng toàn bộ hệ thống Logistics. Dịch vụ này đóng vai trò cung cấp năng lượng, đẩy và lưu thông hàng hoá. Bất cứ sự đình trệ hay tắc nghẽn nào trong việc vận tải hàng hoá đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trong tới chuỗi cung ứng sản xuất và kinh doanh.

2. Xu hướng phát triển vận tải toàn cầu

2.1. Vận tải hàng không

Vận tải hàng không được coi như thước đo quan trọng của nền kinh tế nói chung.

Dự báo của ITF cho thấy, vận tải hàng không vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ấn tưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều hơn trong cơ cấu vận tải toàn cầu nói chung. Nhờ toàn cầu hoá, sự ra đời của các hiệp định quốc tế, việc bùng bổ của thị trường thương mại điện tử khiến nhu cầu vận tải xuyên biên giới đặc biệt là đương hàng không sẽ tăng trưởng mạnh.

2.2. Vận tải đường bộ

Sự xuất hiện của các phương tiện có mức độ gây ô nhiễm trường thấp hơn (xe điện, xe chạy năng lượng sinh hộc), các phương tiện tự lái  giúp vận tải đường bộ trong thời gian tới sẽ phát triển ngày càng đa dạng và thân thiện hơn. Đặc biệt ở khâu giao hàng chặng cuối đến tay của khách hàng

2.3. Vận tải đường sắt

Nhờ sự nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng Logistics và mở rộng mạng lưới đường sắt tại nhiều nước giúp ngành vận tải đường sắt có sự tăng trưởng mạnh hơn thời kỳ vừa rồi. Tuy nhiên, mức tăng sẽ chậm và xu hướng cơ cẩu tỷ trọng vận tải đường sắt vẫn sẽ giảm đi trong bối cảnh các loại hình vận tải khác đang ngày càng phát triển mạnh về cơ cấu, hình thức cũng như chất lượng phục vụ.

2.4. Vận tải đường biển

Vận tải đường biển sẽ vẫn đóng góp lớn nhất trong khối lượng luân chuyển hàng hoá toàn câu và dự kiến chiếm 75% khối lượng vận tải hàng hoá vào năm 2050. Các loại hàng hoá còn lại sẽ phần đều lần lượt là đường bộ, đường hàng không và đường sắt (chiếm tỷ trọng thấp nhất).

Mức độ tăng trưởng trung bình của loại hình vận tải này dự báo khoảng 3.5%/năm và ước tính tăng gấp 3 lần khối lượng hàng hoá phục vụ vào cho đến hết năm 2050.

3. Xu hướng phát triển dịch vụ vận tải hàng hoá ở Việt Nam

Theo xu hướng chung của thế giới, các dịch vụ vận tải hàng hoá ở Việt Nam từ nay cho tới năm 2050 chắc chắn có những tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Thậm chí mức tăng trưởng của Việt Nam có phần cao hơn mặt bằng chung của thế giới do Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình, nền kinh tế phát triển ổn định, thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầu tư an toàn, hiệu quả. Vị thế của chúng ta còn đặc biệt lên cao thông qua việc kiểm soát được rất tốt dịch Covid 19.

3.1. Vận tải đường hàng không tại Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là quốc gia nằm trong Top các nước có mức tăng trưởng mạnh về vận tải hàng không.

Thống kê cho thấy, thị trường Châu Á đang chiếm 40% lưu lượng vận tải hàng không, cao nhất thế giới và Việt Nam chính là tâm điểm trong sự phát triển này.

Tăng trưởng hàng không ở Việt Nam ở mức “nóng” tuy nhiên cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn đến từ sự không đồng bộ, tương xứng về cơ sở vật chất. Tình trạng quá tải sân bay, bến đỗ, an ninh cần được kế hoạch dài hạn để mở rộng và đón đầu kịp thời xu hướng phát triển chung.

3.2. Vận tải đường bộ tại Việt Nam

Chi phí vận tải đường bộ ở nước ta so với thế giới đang ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu đến từ mô hình hoạt động dịch vụ, sức cạnh tranh yếu, chưa tối ưu được khâu khai thác, vận hành hàng hoá 2 chiều hiệu quả.

Hiên nay ở Việt Nam, vận tải đường bộ đang chiếm tới 75% khối lượng hàng vận tải trên Toàn Quốc. Chúng ta đang lệ thuộc quá nhiều vào hình thức vận tải này trong khi Việt Nam sở hữu địa hình dài và hẹp, có đường bờ biển suốt dọc chiều dài đất nước.

Định hướng mục tiêu trong đề án tái cơ cấu ngành vận tải đó là giảm sự lệ thuộc vào vận tải hàng hoá đường bộ, đưa loại hình vận tải này xuống còn ở mức hơn 50%.

3.3. Vận tải đường sắt ở Việt Nam

Vận tải đường sắt ở Việt Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu vận tải chung. Tổng quan về ngành sản xuất kinh doanh đường sắt ở nước ta có tăng trưởng không ổn định tuy nhiên những năm gần đây đang có dấu hiệu của sự phục hồi.

Bằng việc nâng cấp, đầu tư nâng cấp hệ thống đường sắt Quốc gia, chất lượng vận tải đường sắt của nước ta trong thời gian tới sẽ có sự tăng trưởng mạnh về quy mô, khả năng phục vụ, dung lượng tải hàng hoá phục vụ.

3.4. Vận tải đường biển ở Việt Nam

Tỷ trọng ngành vận tải biển ở nước ta chiếm khoảng 17.1% khối lượng hàng hoá cả nước. Trong đó, 18.9% sản lượng hàng hoá ở Việt Nam đang được phục vụ qua hình thức vận tải này. So với tiêu chuẩn quốc tế, vận tải đường biển đang có tỷ trọng rất cao. Đặc biệt, chúng ta đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hình thức vận tải này (do đường bờ biển kéo dài, bao quanh là biển, hệ thống kênh, sông) để cân bằng và hạn chế bớt sự lệ thuộc của vận tải đường bộ.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan về các loại hình dịch vụ vận tải hàng hoá tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

spot_img
Roger Phạm
Roger Phạm
Roger Phạm, Biên tập viên đóng góp cho lĩnh vực Vận tải nội địa và là thành viên của đội ngũ truyền thông. Anh ấy tổng hợp và cung cấp các kiến thức về Logistics Hàng Không, tư vấn giải pháp vận chuyển hàng trong nước phù hợp với từng doanh nghiệp tại các khu công nghiệp lớn. Có thể theo dõi Roger Phạm trên Reddit, Facebook.
Có thể bạn quan tâm
- Advertisment -spot_img

Tin phổ biến

Recent Comments