Mặc dù đã có sự cạnh tranh từ các phương thức vận tải khác như đường bộ, hàng không, nhưng vận tải bằng đường sắt vẫn rất phổ biến bởi nhiều ưu điểm mà nó mang lại. Vậy vận tải hàng hóa bằng đường sắt là gì? Ngay sau đây, hãy cùng Dịch vụ vận tải nội địa ALS tìm hiểu chi tiết.
1. Vận tải hàng hóa bằng đường sắt là gì?
Vận tải hàng hóa bằng đường sắt là một hình thức chuyển chở hàng hóa và người bằng phương tiện đường sắt.
Vận chuyển đường sắt có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải của đất nước. Không chỉ đơn thuần là một phương tiện chuyển chở hàng hóa, đường sắt còn là trục chính lưu thông hàng hóa và vận chuyển hành khách, góp phần giảm bớt áp lực và sự quá tải cho các hình thức vận chuyển khác.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, việc vận chuyển hàng hóa là một yếu tố không thể thiếu để duy trì và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Một số loại hàng hóa đặc thù, như quặng, than và các loại hàng công nghiệp nặng khác, vẫn dựa chủ yếu vào vận chuyển đường sắt, vì khó có thể thay thế bằng các phương thức mới hiện nay.
Nhận thấy vai trò của vận tải đường sắt, Nhà nước đã luôn đầu tư vào việc phát triển và nâng cấp hệ thống đường sắt. Giúp mạng lưới giao thông vận tải qua đường sắt hoàn thiện, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho quá trình vận chuyển hàng hóa.
2. Ưu điểm của hình thức vận tải hàng hóa bằng đường sắt
Các cá nhân/ doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn đường sắt để vận tải hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá lớn bởi nhiều ưu điểm nổi bật. Bao gồm:
- Khả năng chuyên chở hàng hóa lớn và nặng: Đường sắt có khả năng chuyên chở các loại hàng hóa có trọng lượng và kích thước lớn, bao gồm cả quặng, than, sản phẩm công nghiệp nặng, container hàng hóa…
- Tiết kiệm chi phí: Phương thức vận tải hàng hóa này hấp hơn so với nhiều phương thức vận chuyển khác như đường bộ hoặc hàng không.
- Bảo vệ môi trường: Vận tải hàng hóa bằng đường sắt thải ra ít khí thải gây ô nhiễm. Việc tiêu thụ ít nhiên liệu giảm thiểu tác động đến môi trường.
- An toàn và đáng tin cậy: Đường sắt thường có các biện pháp an toàn tốt như các tín hiệu, hệ thống kiểm soát tốc độ, và đội ngũ nhân viên đào tạo chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
3. Thủ tục và quy trình gửi hàng bằng đường sắt
3.1. Thủ tục gửi hàng bằng đường sắt
Thủ tục gửi hàng bằng đường sắt được thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng ký sử dụng dịch vụ: Tiến hành đăng ký sử dụng dịch vụ gửi hàng bằng tàu hỏa theo quy định của công ty dịch vụ vận tải đường sắt Việt Nam. Đối với các đơn hàng có quy mô lớn và có giá trị cao, khi đăng ký sẽ ghi rõ điều kiện và điều khoản dành cho cả hai bên. Khách hàng nên giữ lại các chứng từ, biên nhận, hóa đơn từ bên dịch vụ để đối soát về sau.
Bước 2: Xếp dỡ hàng hóa: Thực hiện việc xếp dỡ hàng hóa theo yêu cầu và định mức thời gian quy định cho từng loại hàng hóa. Khách hàng cần chú ý đến định mức thời gian cho từng loại hình xếp dỡ khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng vì mỗi ga có thể có các quy định về định mức thời gian khác nhau.
Bước 3: Đóng gói hàng hóa: Trước khi di chuyển hàng hóa đến kho bãi của ga, cần đảm bảo đóng gói hàng hóa theo quy định. Cần đóng gói cẩn thận để đảm bảo an toàn và chất lượng hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển bằng tàu hỏa.
3.2. Các hàng hóa thường vận chuyển qua đường sắt
Đường sắt là phương tiện vận chuyển hiệu quả cho nhiều loại hàng hóa. Hầu hết tất cả các mặt hàng đều có thể vận chuyển được bằng phương thức này. Các loại hàng hoá phổ biến bao gồm:
- Sản phẩm công nghiệp nặng: Như thép, sắt, tôn hoặc các sản phẩm khác của ngành công nghiệp cơ khí.
- Container hàng hóa: Đường sắt cung cấp dịch vụ vận chuyển container hàng hóa, giúp kết nối và hỗ trợ trong vận chuyển hàng hoá quốc tế.
- Hàng hoá thông thường: Ngoài các loại hàng đặc thù, đường sắt cũng vận chuyển hàng hoá thông thường như hàng dầu, xi măng, gỗ, đường, hóa chất…
- Sản phẩm nông nghiệp: Lúa gạo, cây trồng, thức ăn chăn nuôi…
4. Một số điều cần lưu ý khi vận tải hàng hóa bằng đường sắt
Khi vận tải hàng hóa bằng đường sắt, có một số điều cần lưu ý để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hoá diễn an toàn.
- Đóng gói và bảo quản hàng hóa: Hàng hóa cần được đóng gói chắc chắn và an toàn để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Đảm bảo đóng gói đủ chặt và sử dụng các vật liệu bảo vệ phù hợp như bọt biển, giấy bạc, thùng carton…
- Xác định trọng lượng và kích thước chính xác: Xác định chính xác trọng lượng và kích thước của hàng hóa để tính toán được tải trọng và phân bổ tải trọng trên toa tàu một cách hợp lý.
- Theo dõi lịch trình và định mức thời gian: Khách hàng cần tuân thủ lịch trình và định mức thời gian quy định để đảm bảo hàng hóa được xếp dỡ và giao nhận đúng hẹn. Việc không tuân thủ lịch trình có thể gây ra sự cố và chi phí phát sinh.
Với những thông tin chia sẻ, mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm vận tải hàng hóa bằng đường sắt là gì? Đồng thời cũng sẽ nắm vững các lưu ý khi gửi hàng bằng phương thức này, đảm bảo hàng hoá an toàn đến tay người nhận.