Với khả năng vận tải hàng khối lượng lớn, tối ưu chi phí hiệu quả… đường biển đã trở thành một “con đường chiến lược” để chuyên chở hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích trên khắp thế giới. Vậy vận tải hàng hóa bằng đường biển là gì? Vận tải đường biển có những khoản chi phí nào? Cùng Dịch vụ vận tải nội địa ALS tìm hiểu chi tiết về phương pháp vận chuyển này ngay sau đây.
1. Vận tải hàng hóa bằng đường biển là gì?
Vận tải hàng hóa bằng đường biển hay vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất và hạ tầng đường biển nhằm phục vụ hoạt động vận chuyển. Quá trình vận tải hàng hóa bằng đường biển bao gồm đóng gói, tải hàng, vận chuyển và giao nhận hàng hóa trên các tàu biển. Các loại tàu biển được sử dụng trong vận tải hàng hóa bao gồm tàu chở hàng, tàu container, tàu chở dầu, tàu chở khí, tàu chở rời và nhiều loại tàu khác.
Việt Nam với lợi thế đường bờ biển dài đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất, phương tiện và hạ tầng vận tải biển. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước và đẩy mạnh sự phát triển của dịch vụ logistics. Vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong kết nối Việt Nam với thị trường quốc tế. Đồng thời đảm bảo vận chuyển hàng hóa hiệu quả, an toàn và tối ưu chi phí.
2. Ưu điểm khi vận tải hàng hóa bằng đường biển
Vận tải hàng hóa bằng đường biển trở thành phương thức quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực thương mại quốc tế và vận chuyển hàng hóa toàn cầu. Với nhiều ưu điểm nổi bật:
- Khả năng vận chuyển hàng hóa khối lượng, trọng lượng, quy mô lớn: Đường biển cho phép vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn và quy mô lớn nhất so với các phương tiện vận tải khác. Các tàu chở hàng có thể chứa hàng ngàn container hoặc hàng hóa lớn.
- Chi phí vận chuyển thấp: Vận tải biển có chi phí vận chuyển thấp. Với khối lượng lớn và tàu chở hàng có trọng tải cao, chi phí vận chuyển hàng hóa trên mỗi đơn vị sản phẩm có thể giảm xuống, đặc biệt là trong trường hợp các chuyến vận tải dài hạn.
- Khả năng kết nối quốc tế: Vận tải hàng hóa bằng đường biển kết nối các cảng biển trên khắp thế giới. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế và giao thương giữa các quốc gia.
- An toàn và bảo vệ môi trường: Các tiến bộ trong công nghệ đã đẩy mạnh việc cải thiện hiệu suất năng lượng và giảm khí thải carbon trong ngành vận tải biển. Vì vậy ít tác động đến môi trường.
- Tránh tắc nghẽn giao thông đường bộ: Vận tải hàng hóa bằng đường biển giảm tải cho giao thông đường bộ và giúp tránh tắc nghẽn giao thông ở các khu vực đô thị.
3. Những mặt hàng nào nên vận tải bằng đường biển
Vận tải đường biển có khả năng vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa. Những loại hàng hoá bị hạn chế vận chuyển ở các phương thức đường bộ, đường sắt… Đều có thể vận chuyển được bằng đường biển. Một số nhóm hàng hóa thường được vận chuyển bằng đường biển như:
- Hóa chất: Các hóa chất như hóa chất công nghiệp, hóa chất dùng trong nông nghiệp, hóa chất phục vụ cho công nghiệp và các ngành khác.
- Thực phẩm: Thực phẩm đông lạnh như thịt, cá, hải sản, rau quả tươi sống, sản phẩm sữa và đồ uống.
- Công nghiệp và xây dựng: Vật liệu xây dựng như gạch, xi măng, thép, cát, đá, gỗ…
- Sản phẩm tiêu dùng: Đồ điện tử, quần áo, giày dép, đồ gia dụng, đồ chơi…
- Hàng hóa nguy hiểm: Các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất độc hại, chất nổ, khí gas nén, chất ô nhiễm và các mặt hàng có yêu cầu đặc biệt về an toàn.
- Hàng hóa nông sản: Ngũ cốc, hạt giống, dầu thực vật, đường, cà phê, hạt tiêu…
Những loại hàng hóa này được vận chuyển bằng đường biển thông qua việc sử dụng các loại tàu chở hàng, tàu container, sà lan và các phương tiện giữ đông lạnh (reefer) để đảm bảo an toàn và chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
4. Các loại chi phí phải trả khi vận tải đường biển
Khi vận tải hàng hóa bằng đường biển, các chi phí cần phải chi trả bao gồm:
- Cước đường biển (Ocean Freight, O/F): Đây là chi phí chính liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất phát đến cảng đích. Cước đường biển được tính dựa trên nhiều yếu tố như loại hàng hóa, trọng lượng, kích thước, tuyến đường và điều kiện hợp đồng vận chuyển.
- Phí xử lý tại cảng (Terminal Handling Charge, THC): Khoản phí cho các hoạt động như xếp dỡ, lưu kho,và xử lý hàng hóa tại cảng.
- Phí chứng từ (Documentation Fee): Chi phí làm thủ tục và chuẩn bị các chứng từ liên quan đến lô hàng như vận đơn, hóa đơn…
- Phụ phí tắc nghẽn cảng (Port Congestion Surcharge, PCS): Đây là phụ phí áp dụng khi cảng đích hoặc cảng trung chuyển đang gặp tình trạng tắc nghẽn giao thông.
- Phụ phí mùa cao điểm (Peak Season Surcharge, PSS): Phụ phí áp dụng trong các mùa cao điểm vận chuyển khi nhu cầu tăng mạnh. Thông thường, các hãng tàu áp dụng PSS để phản ánh tình trạng tăng cường khả năng vận chuyển và đáp ứng nhu cầu lớn hơn.
Ngoài các chi phí chính trên, còn có thể có các phụ phí khác như phí bảo hiểm hàng hóa, phí xử lý tài liệu, phí lưu trữ tạm thời, phí bồi thường mất container, và các phụ phí khác liên quan đến vận tải đường biển.
Kết luận
Hy vọng những thông tin mà ALS vừa chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ vận tải hàng hóa bằng đường biển là gì? Đồng thời cũng biết được những khoản chi phí phải chi trả khi sử dụng phương thức vận tải này. Từ đó cân nhắc và tính toán, lựa chọn giải pháp vận chuyển hàng hoá phù hợp nhất