Thứ Năm, Tháng Mười Một 30, 2023
spot_img
HomeBlogVận tải đường biển là gì? Đặc điểm nổi bật của vận...

Vận tải đường biển là gì? Đặc điểm nổi bật của vận tải biển

Vận tải đường biển không còn là một loại hình vận tải xa lạ đối với nhiều người. Ngoài vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không thì vận tải đường biển là hoạt động then chốt nhất trong hoạt động giao thương trong và ngoài nước. Để hiểu rõ nhất về khái niệm Vận tải đường biển là gì? Đặc điểm cũng như quá trình vận tải, chi phí hãy cùng Dichvuvantainoidia.com tham khảo bài viết dưới đây nhé!.  

Vận tải đường biển là gì?

Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất hạ tầng đường biển nhằm phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa. Thông thường, phương tiện chính dùng để vận chuyển đó chính là tà thuyền, cần cẩu, xe tự hành… Tuy nhiên, sẽ phục thuộc vào tuyến đường, loại hình hàng hóa để có thể sắp xếp tàu thuyền phù hợp nhất. Cảnh biển, cảng trung chuyển là cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho quá trình vận chuyển.  

Do tàu thuyền thường có quy mô cũng như trọng tải lớn nên hình thức vận tải đường biển thường được áp dụng cho những ngành kinh tế, xuất nhập khẩu trong và ngoài nước có số lượng lớn.  

Việt Nam sở hữu đường bờ biển khá dài nên hình thức vận tải đường biển được nhà nước đầu tư phát triển thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. 

Đặc điểm của vận tải đường biển 

Phương thức vận chuyển hàng hóa 

Vận chuyển hàng hóa được chia theo các phương thức sau: 

  • Vận chuyển bằng container
  • Vận chuyển bằng sà lan đối
  • Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh.

Mỗi phương thức vận chuyển đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, tất cả các phương thức đều giúp vận chuyển những kiện hàng có kích thước lớn. Để vừa tiết kiệm kiệm chi phí cũng như để quá trình vận chuyển diễn ra nhanh chóng thì sẽ được kết hợp hai hay nhiều hình thức vận chuyển khác nhau theo từng hoàn cảnh phù hợp.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển

Thông thường khối lượng hàng hóa vận chuyển theo đường biển thường có kích thước lớn. Tuy nhiên, khối lượng sẽ ảnh hưởng đến giá cước, quá trình đóng gói, lựa chọn phương thức vận chuyển. Mỗi phương thức vận chuyển có cách chia khối lượng hàng hóa khác nhau. Ước tính 

  • Số lượng (container 20) = 28/thể tích kiện (m3)
  • Số lượng (container 40) = 60/thể tích kiện (m3)
  • Số lượng (container 40 cao) = 60/thể tích kiện (m3)

Những mặt hàng nên vận tải bằng đường biển 

Có rất nhiều loại hàng hóa có thể vận chuyển qua đường biển, mỗi loại hàng hóa sẽ được chia theo các nhóm để đơn vị vận chuyển có được phương án vận chuyển tối ưu nhất. 

Hàng có tính chất vật lý/ hóa học: Thuốc, hóa chất, dung dịch, các loại bột,…

Hàng dễ bị tác động bởi môi trường: Chè, thực phẩm, gia vị,…

Hàng cồng kềnh, có kích thước lớn: Vật liệu xây dựng,…

Ưu điểm vận tải đường biển

Vận tải đường biển có nhiều ưu điểm nên được giúp khách hàng ưu tiên lựa chọn: 

  • Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng, kích thước lớn. Thông thường, các kiện hàng cồng kềnh không thể vận chuyển được bằng hàng không, các thương gia sẽ lựa chọn vận tải biển. 
  • Hầu như sẽ không bị hạn chế về các loại hàng hóa, số lượng. 
  • Không hạn chế về số lượng phương tiện và công cụ hỗ trợ. 
  • Giá thành vận chuyển thấp hơn so với các loại hình khác. 
  • Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là tuyến đường giao thông tự nhiên nên ít gặp các trở ngại khi di chuyển so với đường bộ, đường sắt. 
  • Tính an toàn cao hơn so với nhiều phương thức khác. 
  • Góp phần phát triển kinh tế, giao thương trong và nước ngoài.  

Quy trình vận tải đường biển

Cũng giống như những phương thức vận chuyển khác thì vận chuyển bằng đường biển cũng có nhiều nét tương đồng nhau. 

Bước 1: Đơn vị vận tải tiếp nhận yêu cầu của khách hàng. Kiểm tra đầy đủ thông tin, loại, chất lượng hàng hóa. 

Bước 2: Tiến hành khai báo hải quan và thông quan hàng hoá. Tiến hành kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định của hải quan. Thực hiện bộ hồ so với đầy đủ giấy tờ cần thiết, xin giấy phép lưu hành

Bước 3: Hàng hóa sẽ được vận chuyển từ kho lưu trữ đến các bến cảng để xếp lên tàu. 

Bước 4: Kiểm tra số lượng, chất lượng sau đó vận chuyển. 

Bước 5: Sau khi hàng cập cảng đích, hàng sẽ được dỡ và giao đến địa chỉ người nhận như trong hợp đồng đã kí kết. 

Bước 6: Thanh toán tiền. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về dịch vụ Vận tải đường biển. Nếu bạn có thắc mắc hoặc có nhu cầu về dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường bộ, liên hệ ngay ALS để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng.

spot_img
Roger Phạm
Roger Phạm
Roger Phạm, Biên tập viên đóng góp cho lĩnh vực Vận tải nội địa và là thành viên của đội ngũ truyền thông. Anh ấy tổng hợp và cung cấp các kiến thức về Logistics Hàng Không, tư vấn giải pháp vận chuyển hàng trong nước phù hợp với từng doanh nghiệp tại các khu công nghiệp lớn. Có thể theo dõi Roger Phạm trên Reddit, Facebook.
Có thể bạn quan tâm
- Advertisment -spot_img

Tin phổ biến

Recent Comments