Thứ Bảy, Tháng Tư 19, 2025
spot_img
HomeBlogVận chuyển xuyên biên giới: Quy định vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển xuyên biên giới: Quy định vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển xuyên biên giới là hình thức vận chuyển phổ biến giữa các quốc gia gần nhau với nhiều ưu thế nổi bật. Hình thức này hiện đang đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển toàn diện kinh tế cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh, sản xuất, giao thương hàng hóa. Vậy hiểu sao cho đúng và đủ về những quy định vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới đang nhận được nhiều sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiện nay.

1. Vận chuyển xuyên biên giới là gì

Vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới là một hình thức mang tính chất thương mại quốc tế hợp pháp và được tiến hành giữa người dân giữa hai quốc gia bên biên giới, có đầy đủ hộ khẩu thường trú tại khu vực tiếp giáp biên giới hoặc các nước tiến hành vận chuyển xuyên biên giới. Những giao dịch vận chuyển xuyên biên giới sẽ có giá trị theo đúng quy định của pháp luật và chủ yếu xuất nhập khẩu các hàng hóa là quần áo, giày dép, túi xách,….

Hiện nay, tại Việt Nam hình thức vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới khá phát triển tại biên giới các quốc gia láng giềng như Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Trung quốc,… Tuy nhiên, mọi người cần xác định được hình thức này vẫn là dịch vụ vận chuyển hàng hóa hợp pháp khi sở hữu đầy đủ các giấy tờ kiểm định, cấp phép thông quan và tuân thủ đúng loại hàng hóa theo quy định của pháp luật.

2. Ưu điểm khi vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới

Trước khi đưa ra những quy định vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần nắm vững được những ưu điểm của hình thức này là gì để có thể đưa ra những nhận định chính xác. Cụ thể như sau:

  • Chi phí ít hơn so với hình thức vận chuyển chính ngạch do mức thuế suất phải chịu tương đối thấp và không cần hóa đơn, chứng từ thanh toán đi kèm.
  • Thời gian vận chuyển tiểu ngạch xuyên biên giới cũng diễn ra nhanh hơn so với các hình thức khác do tuyến đường vận chuyển thuận lợi, ổn định hơn.
  • Hàng hóa khi vận chuyển tiểu ngạch xuyên biên giới không cần thực hiện quá nhiều thủ tục, giấy tờ khác như hàng hóa chính ngạch.

3. Quy định khi vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới như thế nào?

Có thể nhận định, hình thức vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới vẫn sẽ chịu sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền như kê khai hải quan, nộp thuế, nộp thuế kiểm dịch, yêu cầu về các loại xe tải,… Do đó, những quy định vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới thể hiện đầy đủ trong Thông tư số 37/2023/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải đường bộ qua biên giới, hiệu lực thi hành từ 01/03/2024.

  • Phương tiện vận tải không được phép vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách giữa hai điểm trong lãnh thổ của bên ký kết; trường hợp nếu phương vận tiện vận tải được cấp phép vào lãnh thổ của bên ký kết đòi hỏi phải tuân thủ đúng theo quy định của Pháp luật quốc gia đó.
  • Đối với phương tiện vận tải sẽ bao gồm: xe ô tô khách được đăng ký trong lãnh thổ của một bên ký kết với mục đích chính là chuyên chở hành khách; xe cơ giới đường bộ được đăng ký trong lãnh thổ của một bên ký kết chuyên chở hàng hóa;… và cho dù là loại phương tiện nào cũng phải phù hợp và đáp ứng theo quy định trong Thông tư.

  • Các bên ký kết phải công nhận Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải đường bộ qua biên giới và được cấp bởi các bên đã ký kết kia.
  • Đối với phương tiện vận tải qua biên giới, ngoài biển số đã đăng ký cần phải dán phía sau các ký hiệu để phân biệt quốc gia để dán lên chắn gió với các thông tin đầy đủ của quốc gia đó.
  • Phương tiện vận tải qua biên giới phải có đầy đủ giấy phép theo yêu cầu, hợp lệ và phải còn hiệu lực, nếu cần sẽ phải xuất trình cho bên cơ quan có thẩm quyền cụ thể như: giấy chứng nhận kiểm định an toàn, giấy phép vận tải đường bộ quốc tế, tờ khai phương tiện vận tải đường bộ, chứng từ quá cảnh hải quan cho hàng hóa,…

Như vậy, với những chia sẻ về các quy định vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới đã được tổng hợp sẽ mang đến cho mọi người những thông tin đầy đủ, chính xác nhất. 

spot_img
Roger Phạm
Roger Phạm
Roger Phạm, Biên tập viên đóng góp cho lĩnh vực Vận tải nội địa và là thành viên của đội ngũ truyền thông. Anh ấy tổng hợp và cung cấp các kiến thức về Logistics Hàng Không, tư vấn giải pháp vận chuyển hàng trong nước phù hợp với từng doanh nghiệp tại các khu công nghiệp lớn. Có thể theo dõi Roger Phạm trên Reddit, Facebook.
Có thể bạn quan tâm
- Advertisment -spot_img

Tin phổ biến

Recent Comments