Đảm bảo hàng hóa đúng với tải trọng xe có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc này giúp hàng hóa được vận chuyển an toàn trong suốt hành trình.
1. Tải trọng của xe là gì?
Tải trọng xe có thể hiểu đơn giản là tổng trọng lượng hàng hóa được phép chất xếp lên xe. Bên cạnh đó, khái niệm này chủ yếu có ý nghĩa trong trường hợp xe lưu thông/di chuyển trên đường.
Ví dụ: nếu một xe 3 tấn chở đến 5 tấn hàng trên đường sẽ quá tải trọng và vi phạm quy định chở hàng theo luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, nếu vẫn xe tải đó, chất 5 tấn hàng và đứng yên sẽ không vi phạm quy định nào cả (trừ việc ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của xe hàng).
Tải trọng xe được quy định rất rõ trong các tài liệu kỹ thuật công bố. Ở hai bên cửa xe phía tài và phụ đều có dán thông tin ký hiệu rõ ràng. Nhìn vào ký hiệu, chúng ta có thể dễ dàng xác định các thông tin như:
– Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hoặc chủ phương tiện
– Khối lượng hàng hóa cho phép chở khi tham gia giao thông
– Khối lượng thân xe
– Khối lượng toàn bộ hàng và xe khi tham gia lưu thông hàng hóa
Đơn vị dùng để thể hiện tải trọng xe là đơn vị tấn.
Lưu ý: tải trọng và trọng tải sẽ có sự khác nhau.
– Tải trọng là số lượng hàng chuyên chở trên xe khi lưu thông
– Trọng tải là số lượng hàng hóa tối đa xe được phép chở theo quy định của hãng
Khi nói tải trong xe tải 3 tấn có nghĩa là hàng hóa trên xe đang chở là 3 tấn, còn nói trọng tải xe là 3 tấn có nghĩa là khối lượng hàng hóa được chuyên chở tối đa trên xe này là 3 tấn.
2. Bảng tải trọng xe thông dụng hiện nay?
Mỗi loại xe sẽ có kích thước thùng hàng và tải trọng khác nhau. Quý khách có thể dựa vào bảng tải trọng xe tương đối sau để áng chừng và lên kế hoạch sử dụng các phương tiện vận tải hàng hóa phù hợp cho cá nhân và tổ chức mình.
STT |
Loại xe tải |
Kích thước thùng hàng (mm) |
Tải trọng đường bộ tối đa |
||
DÀI |
RỘNG |
CAO |
|||
1 |
Trọng lượng xe tải 500kg |
2,000 |
1,380 |
1,200 |
1 tấn |
2 |
Trọng lượng xe tải 1 tấn |
3,400 |
1,700 |
1,500 |
2,1 tấn |
3 |
Trọng lượng xe tải 1,5 tấn |
4,310 |
1,800 |
1700 |
3,15 tấn |
4 |
Trọng lượng xe tải 2 tấn |
4,310 |
1,800 |
1700 |
4,2 tấn |
5 |
Trọng lượng xe tải 2,5 tấn |
4,350 |
1,800 |
1,700 |
5,25 tấn |
6 |
Trọng lượng xe tải 3,5 tấn |
4,700 |
1,900 |
1,800 |
8 tấn |
7 |
Trọng lượng xe tải 5 tấn |
6,200 |
2,000 |
2,000 |
10 tấn |
8 |
Trọng lượng xe tải 6,5tấn |
6,200 |
2,000 |
2,000 |
12 tấn |
9 |
Trọng lượng xe tải 8 tấn |
8,500 |
2,350 |
2,700 |
15 tấn |
10 |
Trọng lượng xe tải 9,5 tấn |
8,500 |
2,350 |
2,700 |
20 tấn |
11 |
Trọng lượng xe tải 11 tấn |
9,500 |
2,350 |
2,700 |
23 tấn |
12 |
Trọng lượng xe tải 13tấn |
9,500 |
2,350 |
2,700 |
27 tấn |
13 |
Trọng lượng xe tải 15 tấn |
9,500 |
2,350 |
2,700 |
30 tấn |
14 |
Trọng lượng xe tải 16,5 tấn |
9,500 |
2,350 |
2,700 |
34 tấn |
15 |
Trọng lượng xe tải 18 tấn |
10,200 |
2,350 |
2700 |
37 tấn |
16 |
Trọng lượng xe tải 20 tấn |
10,200 |
2,350 |
2700 |
40 tấn |
17 |
Trọng lượng xe tải 22 tấn |
10,200 |
2,350 |
2700 |
45 tấn |
18 |
Trọng lượng xe tải 23,5 tấn |
10,200 |
2,350 |
2700 |
49 tấn |
19 |
Trọng lượng xe tải 25 tấn |
10,200 |
2,350 |
2700 |
52 tấn |
20 |
Trọng lượng xe tải 26,5 tấn |
10,200 |
2,350 |
2700 |
55 tấn |
21 |
Trọng lượng xe tải 28 tấn |
10,200 |
2,350 |
2700 |
58 tấn |
22 |
Trọng lượng xe tải 30 tấn |
11,000 |
2,400 |
2700 |
62 tấn |
23 |
Trọng lượng xe tải 31,5 tấn |
11,000 |
2,400 |
2800 |
65 tấn |
24 |
Trọng lượng xe tải 33 tấn |
11,000 |
2,400 |
2800 |
69 tấn |
25 |
Trọng lượng xe tải 35,5 ấn |
11,000 |
2,400 |
2800 |
74 tấn |
26 |
Trọng lượng xe tải 37 tấn |
11,000 |
2,400 |
2800 |
77 tấn |
28 |
Trọng lượng xe tải 40 tấn |
12,000 |
2,400 |
2900 |
84 tấn |
29 |
Trọng lượng xe tải 43,5 tấn |
12,000 |
2,400 |
2900 |
90 tấn |
30 |
Trọng lượng xe tải 45 tấn |
12,000 |
2,400 |
2900 |
94,5 tấn |
31 |
Trọng lượng xe tải 46,5 tấn |
12,000 |
2,400 |
2900 |
97 tấn |
32 |
Trọng lượng xe tải 48,5 tấn |
12,000 |
2,400 |
2900 |
100 tấn |
33 |
Trọng lượng xe 50 tấn |
12,000 |
2,400 |
2900 |
105 tấn |
36 |
Trọng lượng xe tải 55,5 tấn |
12,000 |
2,400 |
2900 |
116,5 tấn |
37 |
Trọng lượng xe tải 57 tấn |
12,000 |
2,400 |
2900 |
119 tấn |
38 |
Trọng lượng xe tải 60 tấn |
14,000 |
2,400 |
2800 |
126 tấn |
40 |
Trọng lượng xe tải 63 tấn |
14,000 |
2,400 |
2800 |
132 tấn |
41 |
Trọng lượng xe tải 65,5tấn |
14,000 |
2,400 |
2800 |
137,5 tấn |
43 |
Trọng lượng xe tải 70 tấn |
14,000 |
2,400 |
2800 |
147 tấn |
* Lưu ý: tải trọng xe container sẽ được quy định theo hình thức khác và sẽ được chúng tôi đề cập trong các bài viết sau.
3. Các quy định về tải trọng xe và mức pháp tương ứng cho từng đối tượng?
Quý khách có thể dựa vào trọng lượng và mức trọng tải quy định (tải trọng tối đa) của xe để tiến hành lựa chọn các phương tiện giao nhận hàng hóa phù hợp. Trong trường hợp khối lượng hàng hóa vượt quá tải trọng tối đa của xe rất dễ gây ảnh hưởng đến kết cấu của phương tiện, đường xa và khó đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, khi sử dụng xe chở quá tải trọng, quý khách có thể bị các cơ quan chức năng tiến hành lập biên bản và phạt theo các mức độ tương ứng.
* Đối với chủ sở hữu phương tiện:
– Nếu tải trọng của hàng hóa chở trên xe vượt quá từ 10 – 40%: sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng nếu chủ sở hữu là các tổ chức và từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng nếu chủ sở hữu là các cá nhân.
– Nếu tải trọng của hàng hóa chở trên xe vượt quá từ 40 – 60%: sẽ bị phạt tiền từ 24.000.000 – 28.000.000 đồng nếu chủ sở hữu là các tổ chức và từ 12.000.000 – 14.000.000 đồng nếu chủ sở hữu là các cá nhân.
– Nếu tải trọng của hàng hóa chở trên xe vượt quá từ 60 – 100%: sẽ bị phạt tiền từ 28.000.000 – 32.000.000 đồng nếu chủ sở hữu là các tổ chức và từ 14.000.000 – 16.000.000 đồng nếu chủ sở hữu là các cá nhân.
– Nếu tải trọng của hàng hóa chở trên xe vượt quá từ 100%: sẽ bị phạt tiền từ 32.000.000 – 36.000.000 đồng nếu chủ sở hữu là các tổ chức và từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng nếu chủ sở hữu là các cá nhân.
* Đối với tài xế xe tải
– Nếu tải trọng của hàng hóa chở trên xe vượt quá từ 10 – 40%: sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng
– Nếu tải trọng của hàng hóa chở trên xe vượt quá từ 40 – 60%: sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000đ và bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
– Nếu tải trọng của hàng hóa chở trên xe vượt quá từ 60 – 100%: sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000đ và bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
– Nếu tải trọng của hàng hóa chở trên xe vượt quá từ 100%: sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000đ và bị tước giấy phép lái xe từ 03 – 05 tháng.
Hy vọng qua bài viết trên đây, Dichvuvantainoidia.com quý khách có thể hiểu rõ hơn về tải trọng xe và những điều cần lưu ý khi sử dụng các phương tiện chuyên chở hàng hóa.