Khu công nghiệp Tân Trường được biết đến là một trong những khu công nghiệp trọng điểm phía Bắc, đem lại không ít tài nguyên cho Việt Nam. Với vị trí đắc địa kết hợp với công nghệ tiên tiến, hiện đại, cơ sở hạ tầng tốt đã nhanh chóng thu hút được không ít các chủ đầu tư nước ngoài. Để tìm hiểu chi tiết hơn về KCN Tân Trường mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Khái quát về khu công nghiệp Tân Trường
Khu công nghiệp Tân Trường được Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 1095/ QĐ-BXD ngày 01/8/2006, UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tại Quyết định số 91 / QĐ-UBND ngày 14/1/ 2010.
Khu công nghiệp Tân Trường nằm trên địa phận 2 xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Với lợi thế về giao thông đường bộ nối cảng Hải Phòng, sân bay quốc tế Nội Bài nên rất thuận lợi cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và vận chuyển nguyên liệu, nguyên vật liệu.
Quy mô khu công nghiệp: 198,06 ha.
Phía Tây giáp khu công nghiệp là khu dân cư – dịch vụ khu công nghiệp rộng 31,68ha.
Khu công nghiệp Tân Trường là khu công nghiệp đa ngành, thuộc tỉnh Hải Dương với tổng diện tích 322 ha. Khởi công xây dựng từ năm 2006. Hiện nay, KCN Tân Trường đã thu hút được hơn 25 nhà đầu tư Nhật Bản, Đài Loan, Đan Mạch, Malaysia, Thái Lan… trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Hitachi, CP group, Mascot, Pegasus, Jaguar, Uniden… và được coi là điểm đến hấp dẫn của các chủ đầu tư.
Vị trí địa lý
Khu công nghiệp Tân Trường nằm trên Quốc lộ 5 tại Km 41 (phía Nam), thuộc địa phận các xã Tân Trường và Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Phía Bắc giáp đường quốc lộ 5
- Phía Nam, phía Đông giáp sông Tiêu
- Phía Tây giáp với khu dân cư xã Tân Trường
Về liên kết đường bộ và liên kết vùng:
- Cách trung tâm Hà Nội gần: 50km
- Cách sân bay quốc tế Nội Bài: 67km
- Cách cảng Hải Phòng: 45 km
- Cách Cảng Cái Lân (Quảng Ninh): 60km
- Cách cửa khẩu Hữu Nghị (Trung Quốc): 140km
- Cách trung tâm Hải Dương: 11 km
Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tân Trường
Hệ thống giao thông nội bộ
Hệ thống lưu thông nội bộ được tổ chức hợp lý: lộ giới đường chính 40m, đường phụ 22,5m.
Các cột đèn đã được lắp đặt dọc tuyến đường để sử dụng cho việc đi lại vào ban đêm.
Hệ thống năng lượng
Mạng được cấp nguồn ổn định từ lưới điện với công suất 103 MW
Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định từ hai đường dây 35KV từ tổng trạm biến áp 110 / 22KV tỉnh Hải Dương.
Bên cạnh đó, mạng lưới điện cao thế (22KV) được bố trí dọc theo các trục đường nội bộ của khu công nghiệp. Các công ty đầu tư, xây dựng các trạm biến áp hạ thế theo công suất tiêu thụ.
Hệ thống nước
Nước sạch được cấp ổn định từ 2 trạm cấp nước sạch, đảm bảo chất lượng với công suất đến 20.000 m3 / ngày đêm.
Nguồn cấp nước của khu công nghiệp được lấy từ nhà máy nước Cẩm Giàng với công suất khoảng 10.000 m3 / ngày đêm. Hệ thống cấp nước được đấu nối dưới chân tường rào của từng doanh nghiệp.
Hệ thống thoát nước mưa và nước thải công nghiệp
Hệ thống thoát nước mưa tự tiêu theo các trục đường ra kênh rạch bố trí xung quanh khu công nghiệp. Sau đó, thoát nước trong kênh rạch và sông của khu vực.
Hệ thống thoát nước thải được bố trí dọc các tuyến đường và tập trung về nhà máy xử lý của khu công nghiệp.
Nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1 công suất 2.000 m3/ngày đêm được đầu tư vận hành.
Xử lý chất thải
Chất thải rắn từ các nhà máy trong khu công nghiệp được phân loại, thu gom và vận chuyển đến bãi rác tập trung của TP.HCM hoặc Hải Dương.
Hệ thống thông tin liên lạc
Internet tốc độ cao hiện đại được cung cấp bởi Viettel, VNPT …
Chi phí thuê đất
Phí sử dụng cơ sở hạ tầng: 80 USD / m2 / thời hạn thuê
Tiền điện: Theo quy định của EVN Hải Dương
Tiền nước: 11.500đ / m3
Giá nhân công: Vùng 2: 250$ ++
Phí xử lý nước thải Mức A: 0,15 $ / m3; Mức B: 0,45 $ / m3 (chưa bao gồm VAT)
Phí quản lý: 0.35 $ / m2 / năm.
Qua thông tin trên hy vọng các chủ đầu tư tương lai có cái nhìn khái quát hơn về KCN Tân Trường. Ngoài ra quý khách có thể tham khảo dịch vụ vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu từ Nội Bài đi KCN Hải Dương tại ALS.