Việt Nam là đất nước có đường bờ biển dài, chạy dọc từ Bắc đến Nam. Vị trí địa lý thuận tiện đó đã giúp cho hoạt động vận tải đường biển tại nước ta phát triển rất sớm và có được nhiều lợi ích đối với việc thúc đẩy nền kinh tế. Hãy cùng Dichvuvantainoidia.com khám phá về ngành vận tải đường biển cũng như hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay nhé!
Tổng quan về ngành vận chuyển đường biển
Việt Nam có đường bờ biển dài và vùng biển rộng hơn 1 triệu km2. Biển Việt Nam lại nằm ngay tại các tuyến đường giao thông biển giữa các đại dương lớn và các châu lục nên có thể khẳng định ngành vận tải đường biển của Việt Nam là rất nhộn nhịp và đông đúc.
Theo thống kê, hiện nay, vận tải đường biển chiếm tới 90% vận tải thương mại quốc tế. Trong đó có tới 45% lượng vận tải thương mại quốc tế phải đi qua khu vực biển Đông. Do vậy mà ngành vận tải đường biển đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển về các mặt kinh tế – xã hội – an ninh quốc phòng của Việt Nam.
Hiện nay, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành vận chuyển đường biển cũng dần cải thiện và phát triển mạnh với quy mô rộng hơn. Thể hiện rõ ràng nhất ở chỗ trong những năm vừa qua, số lượng cảng biển ngày càng gia tăng và số lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển cũng được mở rộng hơn.
Tại các bến tàu, cơ sở hạ tầng được khắc phục và xây dựng mới để vững chắc và an toàn hơn. Các thiết bị trên tàu vận chuyển cũng được cải tiến và bổ sung để đảm bảo sự an toàn của vận chuyển hàng hoá, người. Công tác cứu hộ cứu nạn cũng được chú trọng hơn. Chính phủ cũng đã quan tâm và tham gia ký kết các hiệp ước an toàn biển Đông để đảm bảo ngành vận chuyển đường biển an toàn và phát triển hơn nữa.
Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay
Danh mục cảng biển
Hiện nay, tại Việt Nam có 34 cảng biển đang hoạt động và được phân loại thành: cảng biển đặc biệt, cảng biển loại I, cảng biển loại II và cảng biển loại III.
- Cảng biển đặc biệt: Cảng Bà Rịa – Vũng Tàu, cảng Hải Phòng
- Cảng biển loại I (11 cảng biển): Cảng Thanh Hóa, cảng Hà Tĩnh, cảng Quảng Ninh, cảng Nghệ An, cảng TP. Hồ Chí Minh, cảng Quảng Ngãi, cảng Khánh Hoà, cảng Bình Định, cảng Cần Thơ, cảng Đồng Nai
- Cảng biển loại II (7 cảng): Cảng Quảng Trị, cảng Đồng tháp, cảng Trà Vinh, cảng Quảng Bình, cảng Thừa Thiên Huế, cảng Hậu Giang, cảng Bình Thuận
- Cảng biển loại III (14 cảng): Thái Bình, Phú Yên, Bình Dương, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Kiên Giang, Nam Đinh, Quảng Nam, Ninh Thuận, Long An, Bến Tre, An Giang, Cà Mau.
Tiêu chí phân loại cảng biển
Cảng biển Việt Nam được phân loại dựa trên các tiêu chí ban hành tại Nghị Định 76/2021/NĐ-CP. Các chỉ tiêu để đánh giá bao gồm:
- Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng: Phục vụ cho phát triển kinh tế, cảng ở vị trí giao lưu quốc tế,…
- Tiêu chí quy mô: Căn cứ vào lượng hàng hoá thông qua tại cảng biển, trọng tải tàu tại khu vực cảng,…
Những kết quả và hạn chế trong vận tải đường biển
Vận tải đường biển đem đến nhiều ưu điểm hơn so với các hình thức vận chuyển khác. Khối lượng hàng hoá của một thiết bị chuyên chở trên đường biển sẽ nhiều hơn gấp nhiều lần so với vận tải đường hàng không và đường bộ. Vận tải đường biển cũng không có các yêu cầu khắt khe như vận tải đường hàng không. Giá thành khi vận tải đường biển cũng rẻ hơn nhiều mà tốc độ lại nhanh.
Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua việc vận tải đường biển vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cần khắc phục. Hiện nay, các thủ tục trong vận tải đường biển còn tương đối phức tạp. Vận tải được biển hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Mức độ nguy hiểm của vận tải đường biển cũng cao hơn so với các loại hình vận chuyển khác.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn về hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay cũng như dịch vụ vận tải bằng đường biển. Mong rằng các chia sẻ sẽ hữu ích cho quá trình sử dụng dịch vụ vận tải biển của các cá nhân, doanh nghiệp.