(Thị trường) – Với sự không ngừng nỗ lực tìm ra các giải pháp với mục tiêu giảm giá cước, cải thiện trong các khâu chuỗi logistics để giảm giá hàng hóa đã và đang là mục tiêu chính của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý hiện nay. Cùng Dichvuvantainoidia.com tìm hiểu thêm về vấn đề này ngay dưới bài viết được làm rõ dưới đây.
Mở thêm cơ hội cho hàng hóa liên vận quốc tế
Giữa bối cảnh những tháng đầu năm 2023, có không ít mặt hàng xuất nhập khẩu đang sụt giảm nhanh chóng đến từ chính những khó khăn từ thị trường quốc tế. Do đó, với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, Nghị quyết 01 của Chính phủ về lĩnh vực vận tải đã đưa ra các giải pháp nhằm tạo sự thuận lợi đồng thời tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trong đó, ga Kép (Bắc Giang) vừa được đưa vào hoạt động hàng hóa liên vận quốc tế với nhiều hàng hóa đa dạng từ: hàng điện tử, công nghiệp, nguyên vật liệu,… ngay tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cũng như vùng lân cận để vận chuyển đến các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Châu Âu,… một cách thuận lợi hơn. Điều này vừa thúc đẩy kinh tế phát triển và giảm tải cho 2 ga đầu mối là Yên Viên (Hà Nội) và Đồng Đăng (Lạng Sơn).
Tăng cường sức cạnh tranh cho hàng hóa liên vận quốc tế
Mở màn của chuyến hàng hóa liên vận quốc tế là chuyến tàu đầu tiên được xuất phát từ ga Kép đi Bằng Tường (Trung Quốc) đã diễn ra thành công. Dự kiến với tần suất 1-2 đội tàu mỗi ngày, mô hình ga đường sắt liên vận quốc tế được kỳ vọng tăng sức cạnh tranh cho nhiều hàng hóa tại Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, ga Kép (Bắc Giang) đã trở thành một ga liên vận quốc tế với đầy đủ các hoạt động bao gồm xếp dỡ, lập tàu, hải quan,… đây chính là một cửa khẩu xuất nhập khẩu được nằm sâu trong nội địa Việt Nam hứa hẹn nhiều triển vọng trong tương lai.
Chính nhờ việc bổ sung ga Kép thành liên vận quốc tế trên tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn đã và đang giúp giảm thiểu tối đa về thời gian thông quan, chi phí về logistic,… đồng thời tăng sức cạnh tranh cho các hàng hóa xuất nhập khẩu.
Cụ thể với kho bãi rộng 30.000m2 được đầu tư, nâng cấp, mở rộng với các thiết bị xếp dỡ chuyên dụng như kho bãi và văn phòng đã được chuẩn bị sẵn sàng. Điều này chính là một trong những điều kiện tiên quyết khiến ga Kép có thể trở thành đầu mối hàng hóa liên vận quốc tế lớn nhất khu vực miền Bắc, tăng doanh thu cho ngành đường sắt.
Bên cạnh ga Kép, trong giai đoạn tới sẽ có nhiều ga khác tại Nghệ An, Bình Dương,… sẽ được tiếp tục nâng cấp, mở rộng theo mô hình liên vận quốc tế trong nội địa.
Đường sắt Việt Nam đang chiếm nhiều lợi thế về tốc độ, ưu việt hơn hàng không về mức chi phí. Do đó, những năm gần đây, sản lượng hàng hóa liên vận quốc tế bằng đường sắt luôn tăng trên mức trung bình với con số 6%/ năm. Mục tiêu năm 2023, sản lượng hàng hóa liên vận đạt 4 – 5 triệu tấn/năm, tăng gấp 4 đến 5 lần so với hiện nay.
Đẩy mạnh thu hút hàng hóa vận tải đường thủy
Không chỉ dừng lại ở vận tải liên vận đường sắt mà phương thức vận tải liên vận bằng đường thủy cũng được đẩy mạnh hiện nay. Với lợi thế về chi phí thấp nhưng vẫn cần tiếp tục đề xuất những giải pháp để giảm giá cước đồng thời tăng sức cạnh tranh cho các hàng hóa.
Mức giảm 50% phí hạ tầng cảng biển cho các phương tiện vận tải thủy hiện nay tại TP Hải Phòng chính là những động thái tích cực nhất. Theo đó, giá cước khi đến khách hàng sẽ được giảm từ 125.000 – 200.000/container.
Ngoài ra, lãnh đạo Cục Đường thủy cũng đã nhận định với 1 container từ Hà Nội và các tỉnh lân cận khi vận chuyển đến Hải Phòng thì cước vận tải thủy sẽ thấp hơn đến 10% so với đường bộ và nếu được hỗ trợ sẽ giảm thêm 10 – 15%.
Trong 100 container hàng hóa theo cảng biển Hải Phòng thì chỉ có đến 2 container đi bằng đường thủy đến từ chính nguyên nhân về giá cước chưa có sự cạnh tranh. Do đó, nếu được giảm phí sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động vận tải bằng đường thủy được cải thiện.
Ngoài sự hỗ trợ của các địa phương, Bộ GTVT cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh về sự đầu tư, nâng cấp về cơ sở hạ tầng,… góp phần thu hút nhiều mặt hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy vì đem lại nhiều lợi thế về kinh tế cũng như môi trường.
Tuy nhiên, mức chi phí vận tải của Việt Nam hiện tại vẫn ở mức khá cao khoảng 15 – 20% so với các quốc gia khác nên sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Nếu muốn phát triển bền vững và lâu dài điều quan trọng cần nỗ lực tìm ra những giải pháp giảm giá cước mà vẫn giữ vững được chất lượng tốt nhất. Đồng thời không ngừng cải thiện các khâu trong chuỗi logistics để giảm giá cước hàng hóa chính là mục tiêu hiện tại và tương lai của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý.
Source: https://vtv.vn/kinh-te/hang-hoa-xuat-nhap-khau-tang-suc-canh-tranh-nho-cac-giai-phap-logistic-20230304052257749.htm