Thứ Hai, Tháng Ba 24, 2025
spot_img
HomeBlogHạ tầng Vận tải đường hàng không, đường sắt, đường bộ

Hạ tầng Vận tải đường hàng không, đường sắt, đường bộ

Hệ thống hạ tầng logistics ở nước ta hiện nay bao gồm những thành phần nào?  Được vận hành như thế nào? Hãy cùng ALS tìm hiểu chi tiết hệ thống vận tải đường hàng không, đường sắt, đường bộ qua bài viết dưới đây. 

1. Hạ tầng giao thông đường sắt của nước ta hiện nay

Theo bộ giao thông vận tải, hệ thống giao thông đường sắt nước ta hiện nay có bảy tuyến chính, tổng chiều dài lên đến gần 3160 km. Bao gồm: 

  • 2.646 km đường chính tuyến
  • 514 km đường ga/ nhánh (3 loại khổ ray, chủ yếu là khổ đường 1, 000 mm (chiếm 84%), còn lại là khổ đường 1435mm (6%) và khổ đường lồng (9%). Như vậy mật độ đường sắt của Việt Nam đạt 7,9 km/ 1000 km2

Để có thể tận dụng hiệu quả được hệ thống vận tải đường sắt, ngành đường sắt Việt Nam đã triển khai những hạng mục hạ tầng nhằm nâng cấp chất lương của ngành đường sắt và chất lượng phục vụ. Nâng cấp một số ga, nâng cấp một số tuyến để nâng cao an toàn, rút ngắn thời gian chạy tàu. 

Theo báo báo, diện tích nhà kho phục vụ vận chuyển đường sắt và trung chuyển với các phương thức vận tải khác vào khoảng 2.055.110 m2. Diện tích ke ga, bãi hàng rơi vào khoảng 1.377.621 m2. 

Một số nhà ga có sức chứa và sức vận chuyển lớn:

  • Nhà ga: ga Hà Nội, ga Thanh Hóa, ga Đà Nẵng, ga Sài Gòn. 
  • Kho ga: Nhà kho 10 ga Hải Phòng, kho hành lý ga Hà Nội, kho hàng lẻ ga Giáp Bát

2. Hạ tầng giao thông đường bộ của nước ta hiện nay

Hạ tầng giao thông đường bộ của nước ta hiện nay đã có những sự phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng.  Theo thống kê của Bộ Giao Thông Vận Tải năm 2018, tổng chiều dài của hệ thống đường bộ là 570.448 km. Trong đó: 

  • 24.136 km là đường quốc lộ
  • 816 đường cao tốc 
  • 25.741 là đường tình
  • Phần còn lại là đường nông thôn

Việc phát triển mạnh mẽ hạ tầng giao thông vận tải ngành đường bộ theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, nhiều tuyến đường cao tốc, cầu lớn giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc, bởi tính kết nối, luân chuyển giữa các khu vực với nhau. 

Với nhiều giải pháp khác nhau nhằm thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ thống vận tải đường hàng không, bộ Giao thông vận tải đã giảm áp lực rất lớn lên nguồn vốn ngân sách nhà nước và xã hội. 

Với phương châm, kết nối mọi nẻo đường, bộ giao thông dã đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc lên tuyển Bắc Nam. Trong đó sẽ được chia thành 11 đoạn, tuyến, luân phiên kết hợp sự đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư. 

3. Hạ tầng giao thông vận tải đường hàng không

Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có quyền khai thác tổng cộng 28 sân bay bao gồm: 15 sân bay quốc nội và 13 sân bay quốc tế. 

Hiện nay, nước ta có 22 cảng hàng không đang hoạt động, có 9 cảng quốc tế và 13 cảng hàng không nội địa.  

Các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành là các sân bay, cầu nối, cửa ngõ quan trong trong việc kết nối và vận chuyển trọng điểm. Dự kiến, đến 2025, đường hàng không Việt Nam sẽ đạt khoảng 131 triệu khách hàng năm và 2,2 triệu tấn hàng hóa một năm. 

Với mục tiêu phát triển nhanh mạnh mẽ, Ngành Hàng Không Việt Nam mong muốn hướng đến vị trí thứ tư trong khối ASEAN về số lượng hàng hóa, sản lượng vận chuyển và đội ngũ tàu bay, hệ thống cảng hàng không. 

Ngành hàng không Việt Nam có định hướng và chiến lược rõ ràng để có thể đưa ra các kế hoạch phát triển theo hướng bền vững có thể hội nhập quốc tế. 

Nhằm phát triển mạnh mẽ ngành hàng không, bộ giao thông vận tải huy động tối đa mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng ngành hàng không. Đồng thời tìm kiếm sự hợp tác song phương, đa phương bằng cách đẩy mạnh lộ trình tự do hóa vận tải hàng không. 

Bộ giao thông vận tải cũng không ngừng khuyến khích, điều chỉnh số lượng cảng hàng không khai thác, phát triển các trung logistics chuyên dụng hàng không.

Để phát triển hệ thống vận tải logistics tại nước ta toàn diện, đồng bộ. Cần phải có các chính sách nhằm phát triển vận tải từng bộ phận: đường hàng không, đường sắt, đường bộ. Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về các hình thức vận tải phổ biến tại nước ta hiện nay. 

spot_img
Roger Phạm
Roger Phạm
Roger Phạm, Biên tập viên đóng góp cho lĩnh vực Vận tải nội địa và là thành viên của đội ngũ truyền thông. Anh ấy tổng hợp và cung cấp các kiến thức về Logistics Hàng Không, tư vấn giải pháp vận chuyển hàng trong nước phù hợp với từng doanh nghiệp tại các khu công nghiệp lớn. Có thể theo dõi Roger Phạm trên Reddit, Facebook.
Có thể bạn quan tâm
- Advertisment -spot_img

Tin phổ biến

Recent Comments