Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023
Home Blog Đối mới và xu hướng trong Logistics Hàng không

Đối mới và xu hướng trong Logistics Hàng không

Đối với một ngành năng động như Logistics Hàng không, đổi mới chính là chìa khóa cho sự tồn tại.

Cùng tìm hiểu về những đổi mới của ngành này và xu hướng phát triển mới của nó thông qua bài viết dưới đây.

Xu hướng trong Logistics Hàng không

Ngay từ những chuyến bay đầu tiên, con người đã không ngừng tìm cách cải tiến, nâng cao hiệu suất cho cả động cơ máy bay và những dịch vụ mặt đất thiết yếu liên quan đến hoạt động của máy bay. Trong những năm gần đây, ahr hưởng của suy thoái kinh tế, những cuộc xung đột chính trị và khủng bố là một trong những nhân tốc chính định hình nên chuỗi cung ứng và hoạt động của ngành Logistics Hàng không.

xu hướng trong Logistics Hàng không

Nến kinh tế toàn cầu hiện nay đang hòi hỏi một tốc độ nhanh hơn, hiệu quả cao hơn nhưng giá cả phải cạnh tranh hơn. Và để đạt được hiệu quả này, các hãng hàng không, sân bayb, công ty giao nhận và công ty khai thác hàng hóa đang từng bước áp dụng công nghệ nhiều hơn trong hoạt động của mình.

Dự án E-Freight do IATA khởi xướng cho đến nay mới được ngành Logistics hàng không sử dụng với tỷ lệ chưa cao, nhưng ngày càng có nhiều hãng vận chuyển nhận ra nhu cầu này. Quy trình E-Freight giúp loại bỏ những thao tác giấy tờ của các giao dịch Logistics Hàng không cho tất cả các bên, bắt đầu từ nhà sản xuất rồi xuyên suốt qua công ty giao nhận, hải quan xuất khẩu, công ty phục vụ hàng hóa, sân bay đi, hãng hàng không, công ty tiếp nhận hàng hóa, sân bay đến, hải quan nhập khẩu, công ty giao nhận và người nhận hàng.

Tất cả điều này đều đạt được trong khi chi phí lại giảm đi. Bên cạnh những tiến bộ về công nghệ thì sự phát triển của một thế hệ máy bay mới và khả năng chở tới 25 – 30 tấn hàng cũng đã có tác động lớn đến cước phí và tốc độ vận chuyển của Logistics hàng không.

Sự đồng lòng của các quản lý trong ngành Logistics Hàng không

Tại Hội nghị chuyên đề về Hàng hóa Quốc tế được tổ chức tại Thương Hải tháng 3 năm 2015, ông Leif Rasmussen – Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của SAS Cargo, đã tuyên bố rằng, nhàng hàng không hiện tại phải tự giải phóng mình khỏi sự phân tán và quan lieu. Ông cảnh báo qua ví dụ của Kodak, một công ty đã thất bại khi không phản ứng đủ nhanh trước sự ra đời của ảnh kỹ thuật số. Ông cũng đề cấp các hãng hàng khong phải sẵn sàng đóng nhận những tư duy cấp tiến và có thể thay đổi cách thức kinh doanh của mình.

Sự đồng lòng của các quản lý trong ngành Logistics Hàng không

Rất nhiều đại biểu nhất trí rằng việc chia sẻ thông tin xuyên suốt toàn bộ chuỗi sẽ giúp tăng hiệu quả và tính minh bạch, cho phép thị trường Logistics hàng không hoạt động giống như các công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa tích hợp, những người đã sử dụng mô hình này trong nhiều năm.

Việc chủ hàng, công ty giao nhận và những người vận chuyển chia sẻ dữ liệu với nhau nhiều hơn sẽ giúp giảm thời gian vận chuyển và giảm sai sót mà lại không tốn thêm chi phí.

Cũng có ý kiến cho rằng việc trao đổi dữ liệu không nên chỉ dựa trên các điện văn mà cần chia sẻ thông qua “đám mấy hàng hóa” một tính năng tra cứu hàng háo điện tử, để tạo ra hiệu quả trong chuỗi cung ứng.

Sự phát triển của thương mại điện tử ảnh hưởng như thế nào tới ngành Logistics hàng không?

Thương mại điện tử toàn cầu đang phát triển với tốc độ không thể dự đoán, và tác động của nó lên ngành Logistics hàng không truyền thông có thể rất tàn khốc nếu các hãng vận tải hàng hóa hàng không không kịp thay đổi.

Hàng ngày, chúng tôi đọc tin về những cửa hàng trên các con phố buôn bán đóng chửa, vì các nhà bán lẻ truyền thống đang đối với thực tế rằng các showroom giá cao của họ ngày càng ít thu hút người tiêu dùng hơn, nhưng lại có ngày càng nhiều khách hàng “chỉ xem hàng” và cuối cùng họ mua hàng trực tuyến. Các cửa hàng đã thực sự trở nên quá đắt đỏ trong môi trường cạnh tranh này.

Thương mại điện tử bị chi phối bởi hai nhân tố: các bưu cục toàn cầu coi thương mại điện tử như là “món quà của Chúa gửi đến” và những công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa tích hợp với cách thức kinh doanh diển hình của họ đã giúp nhanh chong đưa sản phẩm ra thị trường. Nhưng điều đó ảnh hưởng đến các hãng hàng không có lịch bay cố định ở điểm nào?

Vấn đề là các hãng hàng không không làm được gì nhiều trừ khi họ nắm quyền kiểm soát các hoạt động trên mặt đất, và với tất cả các hoạt động thuê ngoài dã diễn ra trong những năm qua thì còn lại rất ít cơ hội để thay đổi. Dường như giải pháp là các công ty phục vụ mặt đấy và các hãng hàng không sẽ phối hợp với nhau chặt chẽ hơn để giảm thiểu nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Nói một cách đơn giản, Logistics Hàng không truyền thông không thể cạnh tranh trong một thị trường hị chi phối bởi các kiện hàng lẻ có trọng lượng dưới 500gr. Các hãng hàng không bị trói uộc vào một hệ thống cũ kỹ nhiều thập kỷ, coi nhưng lô hàng này giioongs như những lô hàng khác và phải chịu các khoản phí tối thiểu của hãng theo quy định của IATA hoặc khi cho những người gom hàng với những chi phí cho sự chậm trễ và mất kiểm soát.

Liệu có cách nào tốt hơn không? Chúng tôi tin là có, nhưng các hãng hàng không sẽ không còn nhiều thời gian nếu họ muốn có bất kỳ tiếng nói nào về sự dịch chuyển trong tương lai. Chìa khóa của điều này là các hãng hàng không phải nhận ra rằng những gì diện rã trên bầy trời không quyết định thành công mà là công tác phục vụ mặt đất và khả năng của họ để có thể cùng ngồi xuống và thảo luận với các Công ty phục vụ mặt đất về một điều gì đó ngoài giá cả.

Giải pháp nào cho các hãng hàng không, sân bay và các công ty phục vụ mặt đất?

Rõ ràng là trong môi trường thay đổi nhanh chóng, nếu các hãng hàng không muốn phát triển cần phải đưa ra bộ quy tắc về phục vụ hàng hóa hàng không, hoặc phải đối mặt với hậu quả của việc giảm sút nhu cầu và giá thấp. Điều này sẽ đòi hỏi các hãng hàng không thay đổi tư duy tương tác với công ty phục vụ mặt đất khi hiểu rằng, mối quan hệ đối tác phải được thiết lập và điều này sẽ yêu cầu các thỏa thuận dài hạn dựa trên sự phát triển sản phẩm, không phải chỉ mỗi giá cả. Một số vấn đề cần được giải quyết là:

– Giá trị mang lại trên đơn vị sản phẩm: nếu được thực hiện đúng thì giá sẽ cao hơn nhiều so với giá vận chuyển thông thường hiện nay vì khách hàng sẽ sẵn lòng trả tiền cho một dịch vụ cần thiết.

– Tốc độ: nhanh hơn nhiều so với vận chuyển bưu điện và có thể gần bằng hệ thống cung cấp dịch vụ hàng hóa tích hợp nếu được thiết lập đúng cách

– An ninh và an toàn: khác với vận chuyển bưu điện hiện này thì với hàng không, tất cả hàng hóa được kiểm tra. Để được chấp nhận vận chuyển thì tất ccar hàng hóa cần tuân thủ quy tắc mới của EU, có hiệu lự từ 2018. Vì hầu hết hàng hóa thương mại điện từ từ các chủ hàng chưa xác định danh tính nên cần phải thiết lập các quy trình ngay từ khâu phục vụ mặt đất.

– Ít mất trộm hơn so với với bưu điện: ít yêu cầu bồi thường hơn, ít khiếu nại hơn

– Quyền kiểm soát: nằm trong tay các hãng hàng không nhưng phải được thực hiện trong quan hệ hợp tác với công ty phục vụ mật đất, các đối tác giao hàng chặng cuối và phải thực sự là một liên minh chiến lược lâu dài với cam kết của tất cả các bên

– Hàng không phát được: phải tính đến vấn đề trả hàng, không giao được hàng, thủ tục hải quan, … Đây là một phần của quá trình thẩm định thiết lập dịch vụ

– Công nghệ thông tin và công nghệ: đã có những cần được đầu tư thêm. Điều này chỉ có thể trở thành hiện cthuwcj nếu có sự liên minh, cam kết và an ninh thực sự từ tất cả các bên của chuỗi cung ứng. Nhưng nó chắc chắn sẽ xảy ra vì vận tải hàng hóa hàng không sẽ phát triển. Vấn đề chỉ hàng hãng hàng không, sân bay và công ty phục vụ mất đất ai sẽ là người dẫn dắt. Người đầu tiên cung cấp những sản phẩm như vậy sẽ là người chiến thắng, và vận tải hàng hóa hàng không một lần nữa lại có thể trở thành lựa chọn khả thi và cạnh tranh cho nhóm người tiêu dùng và người gửi hàng mới này.

Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hưu ích cho bạn đọc về những xu hướng và đối mới trong mà lĩnh vực Logistics hàng không hiện nay đang phải đối mặt. Để tìm kiếm thêm các thông tin chi tiết hơn về ngành hàng đặc thù này, bạn đọc có thể tham khảo thêm cuốn “Logistics Hàng không – Sự hợp tác năng động của chuỗi cung ứng và vận tải hàng không” – Tài liệu đầu tiên về Logistics Hàng không tại thị trường Việt Nam.

Roger Phạm
Roger Phạm, Biên tập viên đóng góp cho lĩnh vực Vận tải nội địa và là thành viên của đội ngũ truyền thông. Anh ấy tổng hợp và cung cấp các kiến thức về Logistics Hàng Không, tư vấn giải pháp vận chuyển hàng trong nước phù hợp với từng doanh nghiệp tại các khu công nghiệp lớn. Có thể theo dõi Roger Phạm trên Reddit, Facebook.
Có thể bạn quan tâm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -

Tin phổ biến

Recent Comments